FCL, LCL là gì? So sánh và phân biệt chúng
Mục lục nội dung
Với những người làm Logistics thì đây là những khái niệm căn bản mà bất kỳ ai cũng nắm được tuy vậy với những người mới tìm hiểu thì vẫn có những sự mơ hồ và dễ nhầm lẫn giữa 2 loại hình này.
FCL là gì?
FCL là viết tắt của Full Container Load có nghĩa là vận chuyển nguyên "công" (container) còn được gọi là đi hàng đủ. Có nghĩa rằng trong 1 container chỉ có hàng hóa của 1 đơn vị chủ hàng. Thông thường thì đi hàng FCL thì trong mỗi container sẽ chỉ có 1 loại mặt hàng duy nhất.
LCL là gì?
LCL là viết tắt của Less than Container Load có nghĩa là hàng hóa được vận chuyển có khối lượng ít hơn 1 container hay còn gọi là đi hàng ghép. Hàng hóa sẽ được gom lại từ nhiều chủ hàng đến khi nào đủ hoặc gần đủ 1 container thì sẽ được vận chuyển đi.
So sánh sự khác biệt giữa hai loại hình
Hai hình thực trên đều rất phổ biến trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ hay đường hàng không. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại khách hàng vận chuyển riêng biệt.
Giá tính tra trên mỗi kg hoặc khối lượng sản phẩm của FCL là thấp hơn rất nhiều LCL. Tuy vậy nếu tính trên giá trị từng đơn hàng thì LCL lại thấp hơn FCL rất nhiều. Điều này bởi khối lượng FCL là lớn gấp nhiều lần LCL.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng rằng bạn gửi 1 container sắt thép có trọng lượng 20 tân đi FCL thì giá cước tổng sẽ cao hơn gửi 20kg sắt thép đi LCL. Tuy vấn nếu tính ra theo giá trung bình áp dụng cho 1kg thì FCL là thấp hơn rất nhiều. Có thể hiểu đơn giản hơn là: giá cước cho 1 container hạt tiêu 20 tấn của đơn vị X đi FCL sẽ thấp hơn giá cước 1 container hạt tiêu 20 tấn của 2 đơn vị Y, Z đi ghép với nhau.
Ngoài mức giá cước thì trách nhiệm của các bên khi tiếp nhận đơn hàng vận chuyển FCL là LCL là cũng rất khác nhau. Trách nhiệm của người vận chuyển và người nhận hàng ở 2 hình thức này là không khác nhau tuy vậy trách nhiệm của người gửi hàng thì khác biệt đặc biệt xuất hiện thêm trách nhiệm của người gom hàng ở LCL mà hình thức FCL không có.
Hình thức LCL cũng sẽ làm cho thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài hơn bởi trong container chuyển hàng đi thường có nhiều loại mặt hàng khác nhau của các chủ hàng khác nhau. Do vậy thời gian làm thủ tục, kiểm tra, đông đếm và giao hàng sẽ lâu hơn so với FCL. Nếu có càng nhiều loại hàng hóa và càng nhiều chủ hàng trong container được chuyển bởi hình thức LCL thì thời gian càng gia tăng thêm nhiều.. Với FCL chỉ cần thực hiện các công việc trên 1 lần duy nhất. Điều này không chỉ dẫn đế việc gia tăng thời gian mà cũng gia tăng rủi ro về hư hỏng hay thất lạc hàng hóa.
Sự kết hợp FCL là LCL
Với sự biến đổi của giao thương quốc tế hiện nay thì trong 1 quá trình vận chuyển người ta không chỉ sử dụng 1 phương thức duy nhất mà có khi kết hợp cả 2 phương thức để vận chuyển và giao hàng. Có 2 cách kết hợp:
- Cách 1: Nhận hàng FCL và giao hàng LCL: Gửi nguyên nhưng giao lẻ.
- Cách 2: Nhận hàng LCL và giao hàng FCL: Gom lẻ, giao nguyên kiện.
Với cách 1 thường là các nhà xuất khẩu gửi hàng đến các đại lý của mình ở nước ngoài và yêu cầu đơn vị vận chuyển giao hàng tận nơi cho các đại lý này. Ví dụ: TP Logistics sẽ nhận full loại hàng giày dép 1 container 40' nặng 20 tấn của công ty A tại Sài Gòn và giao đến 2 địa chỉ ở Mỹ tại bang California và Washington mỗi nơi 20 tấn hàng thì thực hiện kết hợp theo cách 1.
Thực tế, nếu có đủ nguồn lực, hàng hóa đầy đủ thì việc đi theo hình thức FCL sẽ có lợi hơn cả. Tuy vậy hiện nay có rất nhiều khách hàng gửi hàng nhỏ lẻ nên LCL dường như là lựa chọn duy nhất của họ. Bởi nếu chỉ gửi vài chục kg mà thuê nguyên container để vận chuyển là lãng phí không cần thiết.
Lựa chọn FCL hay LCL?
Khi lựa chọn FCL hay LCL thì ưu tiên hàng đầu vẫn là lựa chọn hình thức FCL nếu như điều kiện cho phép. Hoặc nếu tính toán chi phí vận chuyển không chênh lệch nhiều thì nên lựa chọn FCL để thực hiện vẫn là tối ưu hơn. Ví dụ: Nếu hàng hóa tuy không thể chất đầy container nhưng nếu được khoảng 3/4 trở lên thì vẫn nên đi FCL vì nếu áp dụng mức giá LCL cho 3/4 container có thể sẽ cao hơn việc thuê vận chuyển nguyên 1 container.
Thực tế thì dựa vào tính toán để đưa ra kết luận nhưng với kinh nghiệm của chúng tôi khi hoạt động trong lĩnh vực này thì FCL hầu như chỉ dành cho các công ty lớn nhập và xuất hàng đi cho đối tác. Còn LCL thì dành cho cá nhân là đa số hoặc các công ty gửi, nhận hàng mẫu.
Với những kiến thức trên đây hy vọng bạn đã hiểu rỏ và phân biệt được 2 loại hình vận chuyển này. Hiện nay TP Logistics có cung cấp cả 2 phương pháp trên trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa đi nước ngoài. Nếu bạn đang phân vân thì hãy để nhân viên của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn qua hotline 0977 064 246.
Bình luận/ câu hỏi của khách hàng