Logistics là gì? Tổng quan ngành logistics Việt Nam
Mục lục nội dung
Hiện nay ở Việt Nam, Logistics là một khái niệm rộng và có nhiều định nghĩa được diễn giải khác nhau. Tựu chung lại đều liên quan đến hậu cần, vận tải.
Logistics là gì?
Logistics là một chuối các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ, đóng gói, sắp xếp, chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến với người tiêu dùng. Việc vận chuyển bao gồm nội địa hoặc xuất nhập khẩu.
Tại Việt Nam, thuật ngữ Logistics không có phiên âm tiếng Việt chính xác mà được sử dụng luôn từ tiếng Anh để biểu thị nó. Điều này được quy định trong luật thương mại 2005.
Để mọi người có thể hình dung một cách dễ hiểu hơn về Logisitcs thì có thể sử dụng từ "hậu cần" để mô tả một cách tương đối về khái niệm này. Tuy răng không hoàn toàn chính xác nhưng có thể mang đến một cách tiếp cận dễ dàng hơn với người mới bất đầu tìm hiểu.
Hiện nay, vẫn rất nhiều người vẫn quan niệm rằng Logistics là vận chuyển bởi những dịch vụ dễ nhận thấy nhất của một công ty logistics là vận chuyển hàng hóa. Tuy vậy, vận chuyển thường là khâu cuối cùng trong Logistics. Logistics là một chuối hoạt động cộng hưởng chứ không phải là một công việc đơn lẻ.
Tổng quan thị trường Logistics Việt Nam
Các ngành dịch vụ Logistisc Việt Nam đã bắt đầu phát triển từ những năm đầu tập niên 90 của thế kỷ trước. Chủ yếu cung cấp dịch vụ kho và vận tải. Hiện nay thị trường Logistics phát triển mạnh mẽ nhất ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực có cảng biển khác.
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại thị trường Việt Nam ngoài các doanh nghiệp thuộc nhà nước hoặc đã cổ phần hóa thì đa phần là những công ty vừa và nhỏ.
Tại thị trường Việt Nam rất hiếm các công ty cung cấp đầy đủ dịch vụ Logistics mà chủ yếu làm một phần hoặc một công đoạn, thầu phụ trong chuỗi giá trị. Phần lớn các công ty nhỏ đều làm đại lý của các công ty lớn trong ngành và có rất ít công ty vừa và nhỏ nào đảm nhiệm trực tiếp công việc.
Theo thống kê thì có khoảng 25 công ty lớn, đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam (chiếm khoảng 1% thị trường) nhưng nắm từ 70-80% dung lượng thị trường hiện nay.
Theo đánh giá thì nền Logistics ở Việt Nam đang được đánh giá là thuộc hạng trung bình của khu vực và thế giới (5/11 Asean và 53/155 Thế giới).
Một số hạn chế của thị trường Logistics Việt Nam chính là phí dịch vụ trên tổng GDP là rất cao (20-25%). Để thấy được chi phí ở Việt Nam lớn chúng tôi xin lấy 1 số ví dụ về tỉ lệ này ở Trung Quốc là dưới 18% và Singapore chỉ là 9%.
Hiện nay (năm 2020) các ngành học Logistics được mở rộng đào tạo ở trên cả nước, số lượng sinh viên theo học rất lớn hứa hẹn tương lai nhân sự rộng mở cho ngành nghề này.
Xem thêm:
Báo cáo tổng quan thị trường Lgistics Việt Nam 2019
Báo cáo tổng quan thị trường Logistics Việt Nam 2018
Bình luận/ câu hỏi của khách hàng